Tốc ký giảm tối đa thời gian gõ tiếng Việt với WinVNKey

Nghiền ngẫm 40 phút, sẽ tiết kiệm gần 40% thời gian gõ. 

A. Giới thiệu

B. Lý thuyết 
..... I. Kiểu gõ dấu thanh Tubinhtran-MS.
.....II. Gõ 31 qui ước gõ tắt Tubinhtran.
....III. Gõ phụ âm kép đầu chữ bằng một phím.
C.Tóm tắt toàn bộ qui ước
D.Vài ví dụ và gợi ý thêm
E.Thực hành
.....I. Tải xuống & cài đặt WinVNKey để dùng phương pháp mới gõ tắt.
....II. Điều chỉnh WinVNKey để dùng phương pháp mới gõ tắt chung với trang gõ tắt tự tạo của riêng mình.
F.Lời cuối.




A. GIỚI THIỆU 



Bài này trình bày một phương pháp mới gõ tắt chữ Việt có hệ thống trong bộ gõ WinVNKey. Gõ tắt mà máy vi tính vẫn hiện ra chữ Việt trọn vẹn.



Ước tính bạn có thể tiết kiệm gần 40% thời gian gõ.



Phương pháp gõ tắt này do TS. Ngô Đình Học, tác giả bộ gõ đa ngữ và đa năng WinVNKey (http://winvnkey.sf.net), đã tích hợp cách tốc ký trong bài Tốc ký chữ Việt của chúng tôi (Trần Tư Bình) vào WinVNKey.



Trong WinVNKey, phương pháp gõ tắt này được đặt tên là Tubinhtran.



Ngoài ra, ta có thể tự cài thêm vào WinVNKey qui ước gõ tắt các cụm từ thường dùng của riêng mình, vd:vn=Việt Nam, cntt=Công nghệ thông tin, mvt=máy vi tính, v.v….



Vì vậy, ta tiết kiệm được nhiều hơn 40% thời gian gõ khi dùng phương pháp mới gõ tắt chung với các qui ước gõ tắt riêng mà ta tự cài vào WinVNKey.



Xin xem phần lý thuyết dưới đây.



Sau khi hiểu rõ phần lý thuyết, nếu thích, thì xem tiếp phần thực hành hướng dẫn cách tải xuống phiên bản WinVNKey nào thích hợp với máy của bạn, cũng như cách cài đặt vào WinVNKey.



B. LÝ THUYẾT 



Để đạt kết quả tối ưu ở phương pháp mới gõ tắt với WinVNKey, ta phải dùng một lúc cả ba cách sau đây:



1.Gõ kiểu gõ dấu (typing method) Tubinhtran-MS.
2.Gõ 31 qui ước gõ tắt Tubinhtran
3.Gõ phụ âm kép đầu chữ bằng một phím.



I. KIỂU GÕ DẤU THANH TUBINHTRAN-MS



-Dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, thì gõ phím: 1, 2, 3, 4, 5 sau chữ.
Ví dụ: á, à, ả, ã, ạ, thì gõ a1, a2, a3, a4, a5.



-Chữ: â, ê, ô, ă, ư, ơ, đ, thì gõ phím: 6, 7, 8, 9, [, ], d.
Ví dụ: âm, êm, ôm, ăn, tư, ơn, đi, thì gõ 6m, 7m, 8m, 9n, t[, ]n, di.



WinVNKey cho phép ta tự cài kiểu gõ dấu Tubinhtran-MS để dùng trong mọi trường hợp.



[​IMG]



II. GÕ 31 QUI ƯỚC GÕ TẮT TUBINHTRAN



Xin đọc các qui ước theo thứ tự từ trên xuống dưới vì chúng có quan hệ nối tiếp.
Hiểu được qui ước phía trên thì mới có thể hiểu được các qui ước sau đó.



31 qui ước này đã được tích hợp sẵn trong các phiên bản WinVNKey từ năm 2008 trở đi.



Lưu ý: Trước khi đọc tiếp, ta nên hiểu và nhớ kiểu gõ dấu Tubinhtran-MS nêu trên thì mới dễ dàng hiểu cột“Gõ phím- Kiểu gõ dấu Tubinhtran-MS” sau đây.



1. Dấu sắc ở vần ngược (1 qui ước)



Vần ngược chỉ mang dấu sắc hoặc dấu nặng, tận cùng là c, ch, p, t. Vd: oc, ach, up, ơt, …. Có 1 qui ước:



[​IMG]



(*) Nếu bạn không thêm dấu nặng thì WinVNKey sẽ tự động thêm vào dấu sắc ở chữ có vần ngược, sau khi nhấn phím ngắt từ (vd: phím trống, dấu phẩy, dấu chấm câu, dấu chấm hỏi, ngoặc đơn, ngoặc kép, v.v…..).



2. Phụ âm đầu chữ (9 qui ước)



[​IMG]



(*) WinVNKey tự động bung ra k khi sau c là e, ê, i. Nếukhông muốn bung ra k mà vẫn là thì bạn gõ phím thoát trước khi gõ e, ê, i.



(**) Nếukhông muốn bung ra kh mà vẫn là thì bạn gõ lặp phím (hoặc gõ phím thoát trước khi gõ k).



(***) WinVNKey tự động bung ra gh, khi sau g là e, ê, i. Vd: gõ ga  ga, ge  ghe.



(****) WinVNKey tự động bung ra ngh, khi sau ng là e, ê, i. Vd: gõ nga  nga, nge  nghe.



3. Phụ âm cuối chữ (3 qui ước)



[​IMG]

(*) Gõ dấu thanh ở cuối từ hoặc ngay sau nguyên âm đều được.​



4. Vần “Nguyên âm ghép + chữ cái”



Đây là phần cuối cùng nhưng quan trọng nhất vì nó trình bày cách gõ tắt có hệ thống cho 52 vần, vốn có 3 hoặc 4 chữ cái, xuống còn 2 chữ cái mỗi vần.



Tiếng Việt hiện có tất cả 57 vần “Nguyên âm ghép + chữ cái”.



Trong đó, 5 vần: oong, oanh, uênh, oach, uêch đã được gõ tắt là oog, oah, uêh, oak, uêk như vừa trình bày ở trên (xem mục “Phụ âm cuối chữ” ở trên).



Còn lại 52 vần:



[​IMG]



Trong 52 vần này,



- Các nguyên âm ghép là: oă, uâ, oe, iê hay yê, oa, uơ, uô, ươ, uyê.
- Các chữ cái cuối là: t, p, c, n, m, ng, i hay y, o hay u.



52 vần nầy được gõ tắt còn 2 chữ cái cho mỗi vần, bằng cách:



- Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm.
- Thay chữ cái cuối bằng một chữ cái khác.



Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm. Có 9 qui ước và 1 ngoại lệ:



• Ă = oă
• Â = uâ
• E = oe
• I = iê, yê
• O = oa ………… (Ngoại lệ: A = oa cho vần “oay”)
• Ơ = uơ
• U = uô
• Ư = ươ
• Y = uyê



Thay chữ cái cuối bằng một chữ cái khác. Có 8 qui ước:



• = t
• F = p
• S = c



• L = n
• V = m
• Z = ng



• J = i, y
• W = o, u



Ráp 9 nguyên âm rút gọn vào 8 chữ cái cuối khác, bạn gõ tắt được 52 vần trên mỗi vần chỉ còn 2 chữ cái. Do đó, chỉ cần nhớ 17 qui ước trên, bạn dễ dàng nhớ được 52 vần gõ tắt sau:



[​IMG]



Sau đây là ví dụ cho 52 vần gõ tắt trên.



Các ví dụ bao gồm tất cả 31 qui ước gõ tắt Tubinhtran + kiểu gõ dấu thanh Tubinhtran-MS để cho thấy nhiều chữ được gõ tắt bằng rất ít phím khi so với cách gõ tiếng Việt thông thường hiện nay.



[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]



III. GÕ PHỤ ÂM KÉP ĐẦU CHỮ BẰNG MỘT PHÍM



Khi dùng 31 qui ước gõ tắt Tubinhtran nêu trên, ta đã gõ các phụ âm kép đầu chữ ph, kh, gi, gh, qu bằng 1 phím làf, k, j, g, q.



Nhưng tiếng Việt còn 5 phụ âm kép đầu chữ khác là: ngch, nh, th, tr thì sao?



Ưu điểm đặt biệt của WinVNKey (mà nhiều bộ gõ tiếng Việt khác chưa hỗ trợ) là cho phép người dùng tự cài đặt để gõ phụ âm kép đầu chữ bằng 1 lần gõ phím.



Ta có thể cài đặt vào WinVNKey để gõ 5 phụ âm kép đầu chữ ng, ch, nh, th, tr bằng một phím. Ta chọn 5 phím sau thay thế theo thứ tự là: w, 2, 3, 4, 5. (Không dùng phím số “1” vì số 1 có tần số cao trong mọi văn bản):

  • w = ng (gõ w bung ra ng, gõ W bung ra Ng)
  • 2@ = ch (gõ 2 → ch, gõ → Ch)
  • 3# = nh (gõ 3 → nh, gõ # → Nh)
  • 4$ = th (gõ 4 → th, gõ → Th)
  • 5% = tr (gõ → tr, gõ % → Tr)

Đến đây, theo những gì trình bày ở trên, khi bạn kết hợp dùng một lúc cả ba cách: kiểu gõ dấu thanh Tubinhtran-MS + 31 qui ước gõ tắt Tubinhtran + gõ phụ âm kép đầu chữ bằng một phím thì nhiều chữ có tần số xuất hiện cao trong tiếng Việt được gõ tắt rất nhanh.


Ví dụ:



· Gõ w → ng
gõ wiz → nghiêng
gõ wyl → nguyên
gõ wyl4 → nguyễn
gõ w[j2 → người, …



· Gõ 2 → ch
gõ 2uz → chuông
gõ 2[z → chương
gõ 2yl → chuyên
gõ 2yl5 → chuyện
gõ 2is → chiếc, …



· Gõ 3 → nh
gõ 3il → nhiên
gõ 3[z2 → nhường
gõ 3yl4→ nhuyễn
gõ 3is → nhiếc
gõ 3if → nhiếp
gõ 3[g4 → những, …



· Gõ 4 → th
gõ 4iz → thiêng
gõ 4[z → thương
gõ 4[z2 → thường
gõ 4yd → thuyết
gõ 4yl2 → thuyền
gõ 4od → thoát
gõ 4if → thiếp, …



· Gõ → tr
gõ 5[z → trương
gõ 5[z2 → trường
gõ 5yl5 → truyện
gõ 5[s → trước
gõ 5id → triết, …



C. TÓM TẮT TOÀN BỘ QUI ƯỚC



Phần tóm tắt sau đây giúp bạn dễ nhớ toàn bộ qui ước gõ.



1) Kiểu gõ dấu Tubinhtran-MS:



- Dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, thì gõ phím: 1, 2, 3, 4, 5sau chữ. … Vd: gõ a1 → á.
- Chữ: â, ê, ô, ă, ư, ơ, đ, thì gõ phím: 6, 7, 8, 9, [, ], d. … Vd: gõ 6m → âm.



2) 31 qui ước gõ tắt Tubinhtran



• Bỏ bớt dấu sắc ở vần ngược …… Vd: boc = bóc, nup = núp.



Phụ âm đầu chữ:



• F thay PH …… Vd: fa = pha.
• C thay K …… Vd: ci = ki, ce = ke.
• K thay KH …… Vd: ki = khi.
• Z thay D …… Vd: zi = di, zo = do.
• D thay Đ …… Vd: di = đi.
• J thay GI …… Vd: ja = gia.
• G thay GH …… Vd: ge = ghe, gi = ghi.
• NG thay NGH …… Vd: nge = nghe, ngi = nghi.
• Q thay QU …… Vd: qay = quay, qan = quan.



Phụ âm cuối chữ:



• G thay NG …… Vd: xoog = xoong, mog = mong.
• H thay NH …… Vd: toah = toanh, huêh = huênh, qah = quanh.
• K thay CH …… Vd: hoạk = hoạch, nguệk = nguệch, sak = sách.



52 vần “Nguyên âm ghép + chữ cái”:



- OĂ: … oăt, oăc, oăn, oăm, oăng.
- UÂ: … uât, uân, uâng, uây.
- OE: … oet, oen, oem, oeo.
- IÊ: … iêt, iêp, iêc, iên, iêm, iêng, iêu.
- YÊ: … yêt, yên, yêm, yêng, yêu.
- OA: … oat, oap, oac, oan, oam, oang, oai, oay, oao.
- UƠ: … uơt, uơn.
- UÔ: … uôt, uôc, uôn, uôm, uông, uôi.
- ƯƠ: … ươt, ươp, ươc, ươn, ươm, ương, ươi, ươu.
- UYÊ: … uyêt, uyên.



Trong đó có:



- Các nguyên âm ghép: OĂ, UÂ, OE, IÊ hay YÊ, OA, UƠ, UÔ, ƯƠ, UYÊ.
- Các chữ cái cuối: T, P, C _ N, M, NG _ I , Y _ O , U.



Rút gọn nguyên âm ghép còn một nguyên âm.



• Ă thay OĂ
• Â thay UÂ
• E thay OE
• I thay IÊ hay YÊ
• O thay OA ………… (Ngoại lệ: A thay OA, cho vần “oay”)
• Ơ thay UƠ
• U thay UÔ
• Ư thay ƯƠ
• Y thay UYÊ



Thay chữ cái cuối bằng một chữ cái khác:



• D thay T
• F thay P
• S thay C



• L thay N
• V thay M
• Z thay NG



• J thay I, Y
• W thay O, U



Ráp 9 nguyên âm rút gọn vào 8 chữ cái cuối khác, ta gõ tắt được mỗi vần chỉ còn 2 chữ cái, như sau:



- ĂD, ĂS, ĂL, ĂV, ĂZ … (oăt, oăc, oăn, oăm, oăng).
- ÂD, ÂL, ÂZ, ÂJ … (uât, uân, uâng, uây).
- ED, EL, EV, EW … (oet, oen, oem, oeo).
- ID, IF, IS, IL, IV, IZ, IW … (iêt, iêp, iêc, iên, iêm, iêng, iêu).
- ID, IL, IV, IZ, IW … (yêt, yên, yêm, yêng, yêu).
- OD, OF, OS, OL, OV, OZ, OJ, AJ, OW … (oat, oap, oac, oan, oam, oang, oai, oay, oao).
- ƠD, ƠL … (uơt, uơn).
- UD, US, UL, UV, UZ, UJ … (uôt, uôc, uôn, uôm, uông, uôi).
- ƯD, ƯF, ƯS, ƯL, ƯV, ƯZ, ƯJ, ƯW … (ươt, ươp, ươc, ươn, ươm, ương, ươi, ươu).
- YD, YL … (uyêt, uyên).



3) Gõ phụ âm kép đầu chữ bằng một phím:



Theo 31 qui ước gõ tắt Tubinhtran ở trên, các phụ âm kép đầu chữ ph, kh, gi, gh, qu được gõ bằng 1 phím là f, k, j, g, q.
Còn lại 5 phụ âm kép đầu chữ khác ng, ch, nh, th, tr thì gõ bằng 1 phím là: w, 2, 3, 4, 5.



D. VÀI VÍ DỤ SO SÁNH VÀ GỢI Ý THÊM 



I. VÀI VÍ DỤ



Khi đã hiểu và nhớ phần lý thuyết ở trên, ta sẽ hiểu nhanh chóng các ví dụ sau đây:



1) Vài ví dụ & so sánh với cách gõ thông thường:



(Dùng một lúc cả ba cách: kiểu gõ dấu Tubinhtran-MS + gõ 31 qui ước gõ tắt Tubinhtran + gõ phụ âm kép đầu chữ bằng một phím)



- gõ wiz (3 phím) bung ra nghiêng (8 phím theo các kiểu gõ bình thường),
- gõ 4iz (3 phím) → thiêng (7 phím)
- gõ jz (2 phím) → giêng (7 phím).



(Thuật toán cao cấp của WinVNKey tự động kết hợp qui ước gõ tắt j → gi + qui ước iz → iêng nên chỉ cần gõ jz sẽ bung ra giêng. Đây là một trong nhiều thuật toán phức tạp mà Ts. Ngô Đình Học, tác giả WinVNKey, đã bỏ nhiều công sức nâng cấp tạo ra trong quá trình trao đổi hơn 4 tháng, trước khi tích hợp những qui ước tốc ký Chữ Việt Nhanh vào WinVNKey năm 2007 trên forum của mạng WinVNKey http://vietunicode.sourceforge.net/...=2&t=979&sid=eaabff3b23fa52147d68e3f3e94d987c).

vietunicode.sourceforge.net • View topic - Thử đề nghị CÁCH GHI NHANH CHỮ VIỆT
VIETUNICODE.SOURCEFORGE.NET




- gõ 4yd (3 phím) → thuyết (8 phím).
- gõ qyd (3 phím) → quyết(7 phím).
- gõ yl (2 phím) → uyên (5 phím).
- gõ 2yl (3 phím) →chuyên (7 phím).
- gõ 2uz (3 phím) → chuông (7 phím).
- gõ f[s (3 phím) → phước (8 phím).
- gõ f[z (3 phím) → phương (8 phím).



- Và còn rất nhiều ví dụ tương tự ở các từ thông dụng như: wyl (nguyên), wyl4 (nguyễn), 4[z (thương), j[z2 (giường), 4[s (thước), qyl2 (quyền), tyd (tuyết), 4id (thiết), vid (viết), v.v.



[​IMG]



Từ 11 từ đơn ở trên, nếu bạn thử ghép với một từ nào đó thành từ kép thông dụng thì kết quả như sau:



[​IMG]



Nói chung, văn bản nào có càng nhiều chữ có vần “nguyên âm ghép + chữ cái” thì độ tiết kiệm số lần gõ càng cao.



2) Ví dụ gõ câu thơ đầu tiên trong Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn:



Thuở trời đất nổi cơn gió bụi, 
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên



Gõ thông thường theo kiểu gõ dấu Telex
Thuowr trowif ddaats nooir cown gios buij
Khachs mas hoongf nhieeuf nooir truaan chuyeen



Gõ 75 phím(không tính khoảng trắng vì phím trống ta gõ rất nhanh và dễ dàng).



Gõ theo kiểu gõ dấu Tubinhtran-MS + 31 qui ước gõ tắt Tubinhtran + gõ phụ âm kép đầu chữ bằng một phím
$u]3 5]i2 d6t n83i c]n jo1 bui5
Kak ma1 h8g2 3iw2 n8i3 56l 2yl



Gõ 49 phím (không tính khoảng trắng vì phím trống ta gõ rất nhanh và dễ dàng).



Ở ví dụ trên, dùng “kiểu gõ dấu Tubinhtran-MS + 31 qui ước gõ tắt Tubinhtran + gõ phụ âm kép đầu chữ bằng một phím” thì tiết kiệm được: 75 – 49 = 26 phím gõ {(26 / 75) x 100% ≈ 35 % số phím} khi so sánh với cách gõ thông thường theo kiểu gõ dấu Telex (so sánh với kiểu gõ dấu VNI, bạn cũng đạt kết quả tương tự).



3) Ví dụ gõ một đoạn văn:



Nằm trong Biển Đông, quần đảo Trường Sa được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú, giàu tài nguyên dầu và khí đốt. Hiện diện tích quần đảo vẫn chưa được biết và đang trong vòng tranh cãi. Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, mỗi nước đều tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo.



Gõ thông thường theo kiểu gõ dấu Telex
Nawm2 trong Bieenr Ddoong, quaanf ddaor Truwowngf Sa dduwowcj bao quanh bowir nhuwngx vungf ddanhs cas truf phus, giauf taif nguyeen daauf vaf khis ddoots. Hieenj dieenj tichs quaanf ddaor vaanx chuwa dduwowcj bieets vaf ddang trong vongf tranh caix. Vieetj Nam, Ddaif Loan, Trung Quoocs, mooix nuwowcs ddeeuf tuyeen boos chur quyeenr treen toanf booj quaanf ddaor.



Gõ 308 phím (gồm dấu chấm, dấu phẩy nhưng không tính khoảng trắng vì phím trống ta gõ rất nhanh và dễ dàng).



Gõ theo kiểu gõ dấu Tubinhtran-MS + 31 qui ước gõ tắt Tubinhtran + gõ phụ âm kép đầu chữ bằng một phím
N9m2 5og Bil3 D8g, q6l2 dao3 %[z2 Sa d[s5 bao qah b]i3 3[g4 vug2 dah1 ca1 5u2 fu1, jau2 tai2 wyl z6u2 va2 ki1 d8t. Hil5 zil5 tik q6l2 dao3 v6n4 2[a d[s5 bid va2 dag 5og vog2 5ah cai4. Vid5 Nam, Dai2 Lol %ug Qus, m8i4 n[s d7u2 tyl b81 2u3 qyl2 57n tol2 b85 q6l2 dao3.



Gõ 209 phím (gồm dấu chấm, dấu phẩy nhưng không tính khoảng trắng vì phím trống ta gõ rất nhanh và dễ dàng).



Ở ví dụ trên, dùng “kiểu gõ dấu Tubinhtran-MS + 31 qui ước gõ tắt Tubinhtran + gõ phụ âm kép đầu chữ bằng một phím” thì tiết kiệm được: 308 – 209 = 99 phím gõ {(99 / 308) x 100% ≈ 32 % số phím} khi so sánh với cách gõ thông thường theo kiểu gõ dấu Telex (so sánh với kiểu gõ dấu VNI, bạn cũng đạt kết quả tương tự).



4) Ví dụ bài thơ “Thu Điếu” của Nguyễn Khuyến:



Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lững, trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo



Gõ theo kiểu gõ dấu Tubinhtran-MS + 31 qui ước gõ tắt Tubinhtran + gõ phụ âm kép đầu chữ bằng một phím
Ao 4u lah5 leo4 n[s 5og veo
M8t5 2is 4yl2 c6u be1 teo3 teo
Sog1 bis 4eo lan2 h]I g]n5 ti1
La1 vag2 5[s jo1 se4 d[a veo2
T6g2 m6y l] l[g4, 5]i2 xah w9t
Wo4 5uc qah co, kak v9g1 teo
T[a5 g8i1 8m c6n2 l6u 29g3 d[s5
Ca1 d6u d]p d8g5 z[j1 26n beo2



5) Ví dụ bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:



Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.



Gõ theo kiểu gõ dấu Tubinhtran-MS + 31 qui ước gõ tắt Tubinhtran + gõ phụ âm kép đầu chữ bằng một phím
B[s t]i1 deo2 Wag bog1 x71 ta2,
Co3 c6y 2en la1 da1 2en hoa.
Lom kom z[j1 nui1, tiw2 vai2 2u1,
Lac dac b7n s8g, 2]5 m6y1 3a2.
#]1 n[s dau log2, con q8c q8c,
$[z 3a2 moi3 miz5, cai1 ja ja.
Z[g2 26n d[g1 lai5 5]i2, non, n[s,
M85t mah3 tih2 riz, ta v]i1 ta.

II. GỢI Ý THÊM:



Khi bạn đã quen với phương pháp mới gõ tắt chữ Việt này một thời gian, để giúp gõ tiếng Việt cho nhanh hơn nữa, bạn cũng nên tự cài đặt vào WinVNKey cách gõ tắt khoảng 19 từ sau đây (nằm trong danh sách 100 từ có tần số xuất hiện cao nhất trong tiếng Việt - Corpora of Vietnamese Texts: Lexical effects of intended audience and publication placeGiang Pham, Kathryn Kohnert, and Edward Carney - University of Minnesota, Minneapolis, Minnesota) sao cho chỉ cần gõ phím 2 lần là bung ra chữ Việt trọn vẹn:



-còn …… (gợi ý cài đặt: c2 → còn)
-của …… (gợi ý cài đặt: c3)
-cũng …… (gợi ý cài đặt: c4)
-đến …… (gợi ý cài đặt: d1)
-đầu …… (gợi ý cài đặt: d2)
-được …… (gợi ý cài đặt: d5)
-làm …… (gợi ý cài đặt: l2)
-mới …… (gợi ý cài đặt: m1)
-mình …… (gợi ý cài đặt: m2)
-một …… (gợi ý cài đặt: m5)
-nếu …… (gợi ý cài đặt: n1)
-người …… (gợi ý cài đặt: n2)
-những …… (gợi ý cài đặt: n4)
-phải …… (gợi ý cài đặt: p3)
-rồi …… (gợi ý cài đặt: r2)
-thấy …… (gợi ý cài đặt: t1)
-với …… (gợi ý cài đặt: v1)
-vào …… (gợi ý cài đặt: v2)
-việc …… (gợi ý cài đặt: v5)



Việc cài đặt 19 từ nêu trên vào WinVNKey sẽ giúp ta tiết kiệm nhiều thời gian gõ hơn.



Thêm nữa, những ai thường gõ tiếng Việt thì cũng nên tự cài thêm vào WinVNKey ở trang “Từ Lười” (Lazy Word) một số qui ước gõ tắt tự tạo các cụm từ thường dùng của riêng mình, vd: vn=Việt Nam, cntt=Công nghệ thông tin, mvt=máy vi tính, v.v…. Điều này càng giúp tiết kiệm thời gian gõ nhiều hơn nữa.



Tóm lại, sau khi hiểu rõ phần Lý Thuyết, nếu bạn thấy phương pháp gõ tắt này phù hợp với nhu cầu của mình thì xin đọc tiếp phần Thực Hành sau đây để xem hướng dẫn cách tải xuống và cách cài vào WinVNKey những điều đã trình bày ở trên.



E. THỰC HÀNH



I. TẢI XUỐNG & CÀI ĐẶT WINVNKEY ĐỂ DÙNG PHƯƠNG PHÁP MỚI GÕ TẮT



a. Tải xuống WinVNKey



WinVNKey là bộ gõ miễn phí để gõ chữ Việt và các ngôn ngữ khác cho Windows. WinVNKey có nhiều loại phiên bản để dùng cho các môi trường khác nhau.



Bạn vào trang chủ WinVNKey http://winvnkey.sf.net, nhấn chữ “New release” (hoặc: Bản tiếng Việt > “Phiên bản mới”), sẽ hiện ra trang chứa các phiên bản mới nhất để tải xuống.



Bạn hãy chọn phiên bản phù hợp với máy Windows của bạn (32 bit hoặc 64 bit) và đọc các hướng dẫn ở trang này để biết cách tải xuống & cài đặt WinVNKey trong nhiều trường hợp khác nhau.



Các hướng dẫn ở mạng WinVNKey đôi chỗ rất sâu và chuyên môn, có thể gây bối rối cho người chưa quen các từ ngữ chuyên môn.



Do đó, để cho nhanh, xin giới thiệu ngắn gọn vài thông tin chung và thông tin cụ thể sau đây để giúp bạn dễ dàng biết cách chọn phiên bản WinVNKey nào thích hợp với máy Windows của bạn và các chương trình mà bạn đang dùng.



Thông tin chung:



· Máy Windows 32 bit chỉ có thể chạy chương trình 32 bit mà thôi.
· Máy Windows 64 bit có thể chạy chương trình 32 bit lẫn chương trình 64 bit.



· Về Notepad/Wordpad

  • Microsoft (MS) cung cấp miễn phí Notepad/Wordpad đi chung với Windows.
  • Nếu là máy Windows 32 bit thì MS cung cấp Notepad/Wordpad 32 bit.
  • Nếu là máy Windows 64 bit thì MS chỉ cung cấp Notepad/Wordpad 64 bit

Vì Notepad/Wordpad luôn luôn có sẵn trong Windows, bạn không cần copy từ máy này sang máy khác nên không sợ nhầm lẫn loại 32 bit và 64 bit.

Hễ máy mình là 64 bit thì Notepad/Wordpad là 64 bit. Do đó cần phải chạy WinVNKey 64 bit mới gõ được tiếng Việt trong Notepad/Wordpad.



· Về MS Office Word

  • MS Office Word bán riêng chứ không cung cấp miễn phí.
  • Vì vậy mới có chuyện râu ông này cắm cằm bà kia.

Thí dụ: Bạn mới mua máy Windows 64 bit. Muốn dùng MS Word trên máy mới nhưng bạn có thể cài phần mềm cũ là MS Word 2003, 2007… để đỡ phải mua. Mà MS Word 2003, 2007 là loại 32 bit. Như vậy, bạn phải cài đặt WinVNKey loại 32 bit mới gõ được chữ Việt trong MS Word 2003, 2007.

Nếu bạn mua MS Office Word loại 64 bit thì phải cài đặt WinVNKey 64 bit mới gõ được chữ Việt.



· Về trình duyệt Chrome và Firefox. Cả hai đều là 32 bit. Do đó chỉ cần dùng WinVNKey 32 bit mà thôi.



· Về trình duyệt IE (Internet Explorer). Đây là chương trình miễn phí đi chung với Windows. MS tích trữ IE vào Windows hơi rắc rối. Do đó, cách tốt nhất là cài đặt bản WinVNKey 32 bit và 64 bit.



Thông tin cụ thể:



· Máy Windows 32 bit, chỉ có thể dùng WinVNKey 32 bit mà thôi.



Bạn tải 1 trong 2 phiên bản KHÔNG hỗ trợ gõ chữ Hán/Nôm sau đây:


· Máy Windows 64 bit loại cũ (từ Windows 7 trở về trưóc),có thể dùng WinVNKey 32 bit lẫn WinVNKey 64 bit.


1) WinVNKey 5.5.456 (32 bit & 64 bit) cho 32-bit hoặc 64-bit Windows Vista, Windows Server 2008, Windows7 và các chương trình 64 bit (ví dụ: Notepad/Wordpad, IE 64 bit, v.v…).



Bạn tải phiên bản KHÔNG hỗ trợ gõ chữ Hán/Nôm sau đây.




2) WinVNKey 5.5.456 (32 bit) cho Windows NT/2K/XP/2003/Vista/2008/Windows7 và các chương trình 32 bit (ví dụ: Word 2003, Word 2007, trình duyệt Firefox, Chrome, IE 32 bit, v.v.)



Bạn tải 1 trong 3 phiên bản KHÔNG hỗ trợ gõ chữ Hán/Nôm sau đây.


Máy Window 64 bit loại mới (từ Windows 8 trở đi) và các chương trình 64 bit (ví dụ: Notepad/Wordpad, MS Word 2010 loại 64bit, IE 64bit, v.v.)


Bạn tải bản hỗ trợ gõ chữ Hán/Nôm sau đây:






Lưu ý: Những ai dùng Window 64 loại mới và dùng lẫn lộn các chương trình, cái 32 bit, cái 64 bit, thì hiện nay phải tải cà WinVNKey 32 bit và WinVNKey 64 bit. Rồi phải chịu khó nhảy qua, nhảy lại giữa hai phiên bản khi gõ ở các chương trình khác nhau 32 bit hoặc 64 bit.



Trong tương lai gần, khi có được WinVNKey dùng cho cả 32 bit và 64 bit thì những ai dùng Windows 8 trở đi sẽ dễ dàng hơn.



Làm sao để biết máy của bạn là 32 bit hay 64 bit?
Xin xem hai đường dẫn sau từ mạng Microsoft:

support.microsoft.com

Describes how to determine whether the computer is running a 32-bit version or 64-bit version of the Windows operating system.
 SUPPORT.MICROSOFT.COM




support.microsoft.com

Describes how to determine whether the computer is running a 32-bit version or 64-bit version of the Windows operating system.
 SUPPORT.MICROSOFT.COM




(Riêng những ai hiện dùng Window8, muốn cài đặt WinVNKey vào máy thì xin xem thêm bài “Cách cài WinVNKey để gõ tiếng Việt trong Windows 8” ở http://chuvietnhanh.sourceforge.net/CachCaiWinVNKeyDeGoTiengVietTrongWindows8.htm).



Qua phần thông tin chung và thông tin cụ thể ở trên, đến đây bạn có thể biết được phiên bản WinVNKey nào cần tải xuống.



Khuyến khích tải về bản ZIP, chỉ cần giải nén là có thể sử dụng được. Sau đây là hướng dẫn áp dụng cho bản ZIP, bản EXE làm tương tự:



- Giải nén fileZIP của bộ gõ WinVNKey bạn được thư mục như hình 1 sau đây.



[​IMG]

Hình 1



- Mở thư mục trên, mở tiếp thư mục con WinNT như hình 2.



[​IMG]

Hình 2



- Mở tập tin winvnkey.exe để khởi động bộ gõ WinVNKey như hình 3.



[​IMG]

Hình 3



- Lúc này xuất hiện cửa sổ trang Chính bộ gõ WinVNKey như hình 4.



[​IMG]

Hình 4: Trang Chính WinVNKey cho kiểu gõ dấu VIQR.



Từ trang Chính mặc định (default) này, bạn bắt đầu cài đặt kiểu gõ dấu thanh Tubinhtran-MS vào WinVNKey như hướng dẫn sau đây.



b. Cài đặt kiểu gõ dấu Tubinhtran-MS trong WinVNKey.



1. Từ trang Chính WinVNKey (hình 4 ở trên), nhấn chuột lên cụm “Kiểu gõ” màu xanh, sẽ hiện ra bảng “Điều Chỉnh Cách Gõ Chữ Việt” như Hình 5 sau đây.



[​IMG]

Hình 5: Bảng “Điều Chỉnh Cách Gõ Chữ Việt” cho kiểu gõ VIQR.



2. Đầu tiên bạn tạo một bản copy của Hình 5 rồi đặt tên khác bằng cách:

  • Nhấn mũi tên đen trên nút “Kiểu gõ”.
  • Chọn menu “Lưu trữ dưới tên khác”.
  • WinVNKey sẽ hiện ra bảng “Đặt Tên Phương Pháp Gõ Chữ” như Hình 6.

[​IMG]

Hình 6: Bảng “Đặt Tên Phương Pháp Gõ Chữ”.



3. Trong Hình 6, bạn đặt tên mới cho kiểu gõ của riêng mình cho cả 2 giao diện Vietnamese và English



Vì muốn đặt tên kiểu gõ mới là Tubinhtran-MS, bạn gõ “16-16. Tubinhtran-MS” vào ô Tên tệp (file) ở Hình 6. Xong nhấn OK.



Chú ý: WinVNKey sẽ tự động thêm đuôi “.utm” vào tên file. Nhớ không được dùng tên file cũ vì nó sẽ xóa mất kiểu gõ cũ. Trường hợp bị xóa mất, xem phần “Lưu ý” phía dưới để phục hồi kiểu gõ cũ.



Sau khi nhấn OK, sẽ hiện ra bảng nhắc nhở như Hình 7. Bạn nhấn OK ở Hình 7.



[​IMG]

Hình 7



Xong chọn “English” trong ô “Khi hiển thị giao diện bằng ngôn ngữ”, nhấn OK, sẽ lại hiện ra bảng nhắc nhở như Hình 7.Bạn nhấn OK ở Hình 7.



Xong nhấn nút “Hủy bỏ” như Hình 8.



[​IMG]

Hình 8



Nhấn nút “Hủy bỏ” xong, bạn nhấn mũi tên đen cạnh chữ “2. VIQR – linh động” như ở Hình 9 sẽ hiện ra bảng tên các kiểu gõ, bạn chọn “16. Tubinhtran-MS”.



[​IMG]

Hình 9



Sẽ hiện ra bảng có “Điều Chỉnh Cách Gõ Chữ Việt” có tên kiểu gõ là Tubinhtran-MS như Hình 10. Hình này các ô còn trống, chưa cài đặt gì.



[​IMG]

Hình 10



4. Từ Hình 10, bạn lần lượt cài đặt các tùy chọn trong mục (1) và (3) như Hình 11:



a. Mục “1. Cài Dấu chung và dấu đồng”



Cài số 1, 2, 3, 4, 5 cho các dấu thanh. Cài $$ cho dấu đơn vị đồng.



b. Mục “3. Đổi phím thành chữ khác”



Cài vào 8 ô chữ cái như Hình 11, xong tick chọn vào ô nhỏ ở mục 3.



[​IMG]

Hình 11: Bảng “Điều Chỉnh Cách Gõ Chữ Việt” cho kiểu gõ Tubinhtran-MS.



5. Cài đặt xong, đóng hộp thoại lại (nhấn nút X ở góc bên phải phía trên) để hoàn tất việc cài đặt.



6. Sau cùng, để dùng kiểu gõ vừa cài đặt, bạn chọn kiểu gõ ở Trang Chính như Hình 12.



[​IMG]

Hình 12: Chọn kiểu gõ Tubinhtran-MS trong Trang Chính của WinVNKey.



Lưu ý: Nếu sơ ý làm sai hoặc bị trục trặc gì, bạn chỉ việc phục hồi như sau:

  1. Nhấn mũi tên đen trên nút “Kiểu gõ” trong Hình 5.
  2. Chọn menu “Phục hồi kiểu gõ này” thì kiểu gõ “2. VIQR – linh động” sẽ được phục hồi như lúc bạn chưa cài đặt gì.
  3. Bạn cũng có thể chọn menu “Phục hồi tất cả kiểu gõ nguyên thủy” thì tất cả các kiểu gõ tích hợp sẵn trong WinVNKey sẽ trở lại dạng mặc định (default).

c. Cài đặt để gõ phụ âm kép đầu chữ bằng một phím trong WinVNKey.


Từ Hình 11bạn lần lượt cài đặt các tùy chọn trong mục (4) như Hình 13:



Mục “4. Đổi phím thành phụ âm kép”



Cài vào 9 ô phụ âm kép như Hình 13, xong tick chọn vào ô nhỏ ở mục 4.



[​IMG]

Hình 13



Cài đặt xong, đóng hộp thoại lại (nhấn nút X ở góc bên phải phía trên) là hoàn tất việc cài đặt để gõ phụ âm kép đầu chữ bằng một phím.



d. Điều chỉnh để dùng 31 qui ước gõ tắt Tubinhtran trong WinVNKey.



Từ Hình 12 ở trên, bạn chỉnh bộ gõ với các lựa chọn như hình 14 bên dưới.



[​IMG]

Hình 14



- Tiếp tục nhấn vào chữ Macro xanh, xuất hiện cửa sổ, bạn tick chọn ô Trang Macro là “4. Vần Lười:…”, xong tick ở khung “Chọn tệp” 6. Cách Tubinhtran (có dấu) như Hình 15.



[​IMG]

Hình 15



- Nhấn nút (X) để đóng cửa sổ, giờ đây chúng ta đã hoàn tất mọi thứ và có thể áp dụng những gì đã hiểu trong phương pháp gõ tắt Tubinhtran được rồi.



Lưu ý:
- Bạn phải tắt bộ gõ tiếng Việt khác khỏi màn hình thì mới dùng được WinVNKey.
- Trong quá trình gõ phương pháp mới như đã trình bày ở trên, nếu có lỗi chữ bung ra không như ý, hãy xem lại chức năng số "8. Đổi phím một cách thông minh..." của trang "Điều chỉnh cách gõ chữ Việt" (từ trang Chính, nhấp hyperlink màu xanh chữ "Kiểu gõ" sẽ thấy trang này như Hình 13) và hãy bật nó lên, nghĩa là tick chọn.



Mẹo nhỏ: Có thể chuyển chế độ gõ tiếng Việt sang chế độ gõ tiếng Anh một cách dễ dàng, đặc biệt khi gõ các tài liệu có đan xen tiếng Việt, tiếng Anh: Tắt tạm thời bằng cách nhấn chuột trái 1 lần trên hình[​IMG]ở góc phải dưới màn hình máy vi tính, hình sẽ đổi thành [​IMG], WinVNKey sẽ tạm ngưng hoạt động.



Muốn chạy lại WinVNKey, nhấn chuột 1 lần trên hình [​IMG]thì hình sẽ đổi lại thành [​IMG]




II. ĐIỀU CHỈNH WINVNKEY ĐỂ DÙNG PHƯƠNG PHÁP MỚI GÕ TẮT CHUNG VỚI TRANG GÕ TẮT TỰ TẠO CỦA RIÊNG MÌNH 



Nếu bạn muốn tự qui ước gõ tắt một số từ thường dùng như: |mvt = máy vi tính| |vn = Việt Nam|, v.v…, bạn có thể cài vào WinVNKey trang gõ tắt của riêng bạn, có tên như “Thường dùng”, trong khung “Chọn Lựa Macro”.



Để dùng cùng lúc phương pháp gõ tắt Tubinhtran chung với trang gõ tắt “Thường Dùng”, ta thực hiện:



1. Làm các bước như vừa trình bày ở trên trong mục V, chỉ trừ hình 14 là khác. Bạn chọn lại như sau: thêm “Từ Lười” vào hộp Macro, như hình 16 sau đây.



[​IMG]

Hình 16



2. Nhấn chuột chữ “Macro” xanh ở hình trên, sẽ hiện ra khung “Chọn Lựa Macro”. Trong khung này, chọn trang “Tệp Macros” > trong hộp nhỏ kế chữ “Trang Macro” chọn “6. Từ Lười: phải gõ ở đầu cụm chữ…” > tick chọn bôi đen “Thường dùng”, như hình 17 sau đây:



[​IMG]

Hình 17



3. Nhấn nút “Biên soạn”, ở góc dưới khung “Chọn Lựa Macro”, sẽ hiện ra khung “Biên soạn Macro Từ Lười” để bạn cài đặt các qui ước gõ tắt của riêng bạn cho tệp “Thường dùng”, như hình 18 sau đây:



[​IMG]

Hình 18: Khung “Biên soạn Macro Từ Lười” cho tệp gõ tắt “Từ thường dùng”.



Ví dụ, muốn thêm macro |mvt = máy vi tính| vào tệp “Từ thường dùng”, bạn làm như sau:

  • Nhấn nút “Thêm”.
  • Gõ macro “mvt” và “máy vi tính”vào 2 ô dưới đáy.
  • Nhấn nút “Nhập vào”. Tức thì, macro |mvt = máy vi tính| sẽ thêm vào khung ở trên.
  • Sau cùng, nhấn nút Xở góc trên để đóng lại và macro sẽ được lưu trữ.

Điều chỉnh như trên là bạn có thể dùng trang gõ tắt tự tạo của riêng mình chung với phương pháp gõ tắt Tubinhtran.


Nói thêm:
WinVNKey thì đa năng như MS Word; còn Unikey, VPSKeys, … thì đơn giản như Notepad. Vì đa năng hơn, giao diện của WinVNKey phải phức tạp hơn các bộ gõ khác, tựa như MS Word nhìn phức tạp hơn Notepad. Đó là cái giá phải trả để có thêm chức năng. Do đó, chỉ ai chịu khó học hỏi WinVNKey hoặc MS Word thì mới dùng được hết các chức năng cao cấp của nó.



Xin đơn cử một ví dụ việc nâng cấp WinVNKey so với nhiều bộ gõ khác. Đó là hầu hết mọi bộ gõ đều có trang “Gõ tắt” (có bộ gõ gọi là “Tốc ký”) để gõ tắt các từ thường dùng. Người dùng có thể tự cài đặt nhiều qui ước gõ tăt ví dụ: vn = Việt Nam, kd = không được. Cài đặt xong, khi gõ vn bung ra “Việt Nam”,  kd bung ra “không được”.



WinVNKey cũng có trang “Gõ tắt” tương tự, và đặt tên là “Từ Lười” (Lazy Word). Điểm tiến bộ (advanced) của trang “Từ Lười” mà WinVNKey làm là cung cấp phương tiện cho người dùng có thể tự tạo ra nhiều file khác nhau trong trang này để dùng cho nhu cầu chuyên môn riêng của mình.



Ví dụ ở Hình 17 ở trên, bạn có thể tự tạo ra các file macro với tên như: Chính trị, Khoa học, Kinh tế, Thường dùng, Văn học, v.v..
Giả sử một người chuyên gõ truyện kiếm hiệp, họ có thể tự tạo thêm file "Kiếm hiệp", trong đó họ cài nhiều qui ước gõ tắt từ ngữ kiếm hiệp, ví dụ qui ước kd = Kim Dung. Vậy khi người này gõ truyện kiếm hiệp, họ untick file "Thường dùng" và tick file "Kiếm hiệp" thì khi gõ kd sẽ bung ra Kim Dung. Còn khi họ không gõ truyện kiếm hiệp mà chỉ viết văn thường ngày thì họ untick file "Kiếm hiệp" xong tick file "Thường dùng" lúc ấy họ gõ kd sẽ bung ra "không được".



Do đó, nếu người này dùng Unikey, Vietkey, v.v. thì họ phải tự đặt ra 2 qui ước gõ tắt khác nhau cho nhóm từ "không được" và "Kim Dung", điều này làm cho họ phải nhớ rất nhiều các qui ước gõ tắt họ tự đặt ra.



F.LỜI CUỐI



• Thời gian: Tốn khoảng nửa giờ để nhớ được toàn bộ các qui ước trong phần lý thuyết. Tập gõ một vài giờ, ta sẽ thấy rõ sự hữu hiệu của phương pháp này.
Văn bản nào có càng nhiều chữ có vần “nguyên âm ghép + chữ cái” thì độ tiết kiệm số lần gõ càng cao.
Mong rằng phương pháp gõ tắt chữ Việt này giúp các bạn tiết kiệm được nhiều thời gian gõ.



• Gõ tắt chữ Việt không dấu: Cách gõ tắt chữ không dấu cũng tương tự cách gõ tắt chữ có dấu. Gõ chữ tốc ký không dấu mà máy tính vẫn hiện ra chữ Việt không dấu trọn vẹn. Xin đọc bài “Cách gõ tắt chữ Việt không dấu” http://chuvietnhanh.sourceforge.net/CachGoTatChuVietKhongDau.htm ở trang mạng Chữ Việt Nhanh:http://chuvietnhanh.sf.net để biết chi tiết.



• Cảm tạ: Chân thành tri ân TS. Ngô Đình Học đã tiên phong thiết kế lại các trang macro của WinVNKey hầu tích hợp được các đề nghị của bài viết “Tốc ký chữ Việt”.





Biên soạn: TRẦN TƯ BÌNH & TS. NGÔ ĐÌNH HỌC (chuvietnhanh.sf.net / winvnkey.sf.net)

Share on Google Plus

About Unknown

    Blogger Comment
    Facebook Comment

3 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Rất cảm ơn bạn đã chia sẻ bài này ở đây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn tác giả đã tương tác bài viết, rất xin lỗi tác giả khi page đã không xin phép trước khi sare. Mỗi ngày chúng ta phải tiếp thu những điều tốt đẹp và chia sẻ cho mọi người góp phần hướng tới xã hội văn minh hơn.
      Thay cho lời kết chúc tác giả bài viết mạnh khỏe và cống hiến nhiều hơn nữa cho quê hương Việt Nam.

      Xóa